Thời gian chờ đợi hồ sơ được xét duyệt có thể làm ảnh hưởng độ tuổi của người con đi trong kèm hồ sơ bảo lãnh định cư. Theo đó, việc xác định tuổi tác của người con tại thời điểm nào cũng trở thành vấn đề mà không phải người nào cũng hiểu rõ.
Định nghĩa “trẻ em” theo Luật di trú
Đạo luật Nhập cư và Nhập tịch Hoa Kỳ (INA) định nghĩa “trẻ em” là người độc thân và dưới 21 tuổi. Nếu kết hôn, người đó sẽ mất tình trạng “người độc thân dưới 21 tuổi”. Nếu người đó ly hôn sau 21 tuổi và sau thời gian visa đáo hạn, người đó sẽ không khôi phục lại được tình trạng này.
Để con mình có được tình trạng thường trú nhân hợp pháp tại Mỹ dựa trên đơn xin thị thực được gia đình bảo trợ hoặc thị thực lao động được chấp thuận của cha mẹ, con thường phải dưới 21 tuổi. Nếu con tròn 21 tuổi và “quá tuổi” (“ages out”) trong quá trình nhập cư, đứa trẻ nói chung không còn đủ điều kiện để nhập cư dựa trên hồ sơ của cha mẹ.
Đạo Luật CSPA
Đạo Luật CSPA nhằm mục đích giữ lại tình trạng con độc thân dưới 21 tuổi những đương đơn đã bị “quá tuổi” (tức quá 21 tuổi trước khi được cấp thị thực định cư) vì thời gian xét duyệt quá lâu. Tình trạng này thường áp dụng cho các cháu nội ngoại, hay các cháu trai, cháu gái của công dân Mỹ. Những đơn bảo lãnh này đã được nộp từ nhiều năm trước và đến nay các em trong gia đình đã đến 21 tuổi được định cư cùng gia đình.
USCIS Ban Hành Hướng Dẫn Chính Sách Mới Trong Việc Tính Tuổi Của Trẻ Em Dựa Trên Đạo Luật Bảo Vệ Tình Trạng Trẻ Em
Vào 14/02/2023, USCIS đã ban hành chính sách mới về tuổi CSPA. Theo chính sách mới, USCIS sẽ sử dụng bảng “Dates for Filling” (“Bảng B”, bảng ngày nộp đơn) để tính tuổi của người xin thị thực nhập cư cho mục đích CSPA, thay vì “Bảng A” như trước đây.
Công thức tính tuổi đạo luật CSPA đối với người quá 21 tuổi
Tuổi thực tế vào thời điểm visa đáo hạn – (Ngày hồ sơ được chấp thuận – Ngày Sở di trú nhận được đơn bảo lãnh) = Tuổi CSPA
Ví dụ: Con bạn hiện đang 22 tuổi, Sở Di trú nhận được hồ sơ của bạn vào ngày 01/08/2011, Sở di trú chấp nhận hồ sơ của bạn vào ngày 01/08/2016, vậy tuổi CSPA của con bạn sẽ là:
22 tuổi – (01/08/2016 – 01/08/2011) = 22 – 5 = 17 tuổi
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp Lãnh sự quán xét con hoặc cháu bạn đã “quá tuổi” cho hồ sơ. Nếu bạn nghĩ rằng con hoặc cháu bạn vẫn đủ điều kiện hưởng tuổi CSPA, bạn có thể khiếu nại quá tuổi CSPA lên Sở di trú Hoa Kỳ.
Khiếu nại quá tuổi CSPA
Để khiếu nại, bạn phải liên hệ với Lãnh sự quán ít nhất 3 ngày trước ngày phỏng vấn và đính kèm các hồ sơ cần thiết cho con/cháu của bạn, bao gồm:
- Giấy khai sinh
- Trang xác nhận của mẫu đơn điện tử ds-260
- Hộ chiếu còn hiệu lực
- Bằng chứng về tình trạng hôn nhân hiện tại của đương đơn xin tính tuổi cspa và đương đơn chính, chẳng hạn như giấy đăng ký kết hôn, giấy chứng tử, hoặc quyết định ly hôn;
- Lệ phí cấp xét thị thực không hoàn lại 325 Đô La Mỹ (nếu lệ phí này chưa được đóng tại NVC)
LIÊN HỆ
Công ty Immigration Citizenship – Di trú & Quốc tịch
Điện thoại: 0912 800 877
Website: ditruquoctich.com
Địa chỉ: Lầu 5, Tòa nhà Master, 155 Hai Bà Trưng, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh