nguyen-nhan-ho-so-bao-lanh-dinh-cu-my-bi-tu-choi-1
Định cư Mỹ chưa bao giờ là giấc mơ dễ dàng. Hằng năm Viên chức Lãnh sự quán đã khiến cho giấc mơ này của nhiều người phải tan vỡ vì nhiều lý do khác nhau. Cùng Di Trú Quốc Tịch tìm hiểu nguyên nhân vì đâu hồ sơ bảo lãnh bị đánh rớt.

Có nhiều nguyên nhân tác động đến việc thị thực định cư được cấp hay đánh rớt. Sau đây là 2 lý do cơ bản mà Viên chức Lãnh sự dựa vào để cấp hay từ chối thị thực định cư Mỹ:

  • Bằng chứng mối quan hệ giữa đương đơn và người bảo lãnh.
  • Đương đơn không cung cấp đủ giấy tờ trong được yêu cầu trong vòng phỏng vấn.
nguyen-nhan-ho-so-bao-lanh-dinh-cu-my-bi-tu-choi-1
Hồ sơ bảo lãnh có thể bị từ chối nếu không tạo được lòng tin nơi Viên chức Lãnh sự quán

Khi Viên chức Lãnh sự quán nghi ngờ bất kỳ mối quan hệ nào trong hồ sơ định cư, họ sẽ không tốn nhiều thời gian để hỏi lại đương đơn trong vòng phỏng vấn, thay vào đó hồ sơ này sẽ bị từ chối và được yêu cầu cung cấp thêm bằng chứng. Đối với diện vợ/ chồng hay hôn phu/ hôn thê thường được yêu cầu bổ sung bằng chứng vào bản tường trình mối quan hệ. Cụ thể như sau:

1. Từ chối vì bị nghi ngờ mối quan hệ

Theo một thống kê mới nhất cho thấy, mỗi năm tại Việt Nam có đến 75% hồ sơ thuộc diện bảo lãnh vợ chồng và hôn phu hôn thê từ Việt Nam sang Mỹ bị rớt lại do phát hiện một số giấy tờ giả mạo. Chính vì thế, khi viên chức Lãnh Sự Quán phỏng vấn đương đơn thường luôn chú trọng xem xét, đánh giá về mức độ tình yêu đích thực trong các mối quan hệ của họ. Trong khoảng thời gian được phỏng vấn, nhiệm vụ duy nhất mà đương đơn cần phải làm là chứng minh cho LSQ tin rằng mối quan hệ yêu đương của mình là thật, không hề tồn tại sự giả dối trên những giấy tờ đã chuẩn bị.

2. Từ chối vì giấy tờ không đầy đủ

Ngày được phỏng vấn chính là thử thách cuối cùng quan trọng nhất, mang tính chất quyết định về việc được đi hay phải ở lại Việt Nam của đương đơn. Vì thế, đương đơn phải có một sự chuẩn bị thật chu đáo và kỹ càng cả về tinh thần lẫn những giấy tờ có liên quan. Tuyệt đối không được quên mang những giấy tờ bắt buộc như: hình cá nhân hoặc giấy cập nhật lý lịch tư pháp, kể cả trường hợp, nếu kết quả khám sức khỏe chưa có hoặc đã quá hạn, hồ sơ cũng bị yêu cầu bổ túc. Đây là lý do tại sao không nên xem nhẹ khâu chuẩn bị và phải biết sắp xếp hồ sơ một cách khoa học, logic. Chỉ cần vô ý một chút nếu lỡ để thiếu sót giấy tờ trong ngày phỏng vấn thì mọi nỗ lực cố gắng trong thời gian qua đều trở nên vô nghĩa.

nguyen-nhan-ho-so-bao-lanh-dinh-cu-my-bi-tu-choi-2
Hồ sơ không đáp ứng được yêu cầu mức tài chánh bảo trợ di dân có thể bị từ chối

3. Từ chối liên quan đến yếu tố tài chính

Yếu tố tài chính cũng khá quan trọng trong việc quyết định đến việc hồ sơ định cư Mỹ có bị rớt lại hay không. Tuy nhiên, nếu có sự chuẩn bị chu đáo và sự kiểm tra theo dõi sát sao thì những hồ sơ bị từ chối bởi những lý do này có thể được chấp nhận ngay trong ngày phỏng vấn đầu tiên.

Để chắc chắn rằng hồ sơ của bạn được thông qua một cách thuận lợi thì bạn nên nhờ những người có kinh nghiệm về di trú kiểm tra xem thử những giấy tờ mà bạn chuẩn bị cho buổi phỏng vấn đã đủ hay chưa. Nếu có sai sót gì thì kịp thời bổ sung, tránh trường hợp hồ sơ dịnh cư Mỹ bị rớt lại vì những lỗi không đáng có.

Có một điều đặc biệt: đối với những hồ sơ bị rớt lại, Lãnh Sự Quán sẽ cho đương đơn thêm một cơ hội để có thể bổ sung bằng chứng và những giấy tờ được yêu cầu. Điều quan trọng ở đây là đương đơn cần phải hiểu thấu đấo là nên bổ sung những loại giấy tờ gì và việc bổ sung phải đúng ngày Lãnh Sự Quán yêu cầu.

4. Thái độ khi phỏng vấn

Thái độ khi phỏng vấn cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc định cư của đương đơn. Rất nhiều đương đơn vì quá lo sợ và căng thẳng mà trả lời ấp úng, không rõ ràng hay trả lời không chính xác câu hỏi. Điều này khiến hồ sơ của đương đơn dễ bị đánh rớt.

Khi tham gia phỏng vấn, ngoài những giấy tờ thông thường, đương đơn cần chuẩn bị thêm những giấy tờ sau:

  • Bảng tường trình mối quan hệ
  • Danh sách những người thân của người bảo lãnh tại Mỹ
  • Thông tin về nơi cư trú của người bảo lãnh trong 10 năm qua

Đương đơn phải biết rất căn kẽ về đời sống của người bảo lãnh ở Mỹ, bao gồm: công việc, nhà cửa, xe, tài sản khác, thông tin về thành phố cư ngụ và thân nhân của người bảo lãnh ở Mỹ.

LIÊN HỆ
Công ty Immigration Citizenship – Di trú & Quốc tịch
Điện thoại: 0912 800 877
Website: ditruquoctich.com
Địa chỉ: Lầu 5, Tòa nhà Master, 155 Hai Bà Trưng, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

 

Leave A Comment

All fields marked with an asterisk (*) are required