Sau khi hồ sơ được chuyển từ Sở Di Trú (USCIS) về Trung tâm kháng chiếu quốc gia (NVC), người bảo lãnh cần chuẩn bị hồ sơ bảo trợ tài chánh và các giấy tờ cần thiết khác.
Tại sao người bảo lãnh cần phải làm bảo trợ tài chánh?
Người bảo lãnh phải hoàn thành bộ bảo trợ tài chánh để cho thấy rằng người được bảo lãnh có thể sẽ không trở thành gánh nặng cho xã hội. Người làm bảo trợ tài chánh phải có thu nhập cao hơn mức thu nhập yêu cầu trong bảng hướng dẫn tài chánh di dân. Nếu người bảo trợ tài chánh không đáp ứng được yêu cầu này, thì cần phải có người đồng bảo trợ tài chánh. Người đồng bảo trợ tài chánh cũng phải đáp ứng yêu cầu theo bảng hướng dẫn đó.

Để làm bộ hồ sơ Bảo trợ tài chánh bạn cần điền mẫu đơn I-864 và kèm theo những giấy tờ cần thiết của người bảo lãnh là:
- 1 bản sao thuế thu nhập gần nhất
- 1 bản sao 3 cùi lương gần nhất hoặc giấy phép kinh doanh ( nếu làm chủ)
- 1 bản gốc hay bản sao công chứng giấy hôn thú
Ngoài bộ bảo trợ tài chánh để nộp cho NVC, NVC cũng yêu cầu người được bảo lãnh nộp những giấy tờ sau:
- Bản sao giấy khai sinh (sao từ phòng hộ tịch)
- Bản sao giấy kết hôn (nếu có)
- Bản sao giấy ly hôn (sao từ Tòa – nếu có)
- Bản sao giấy chứng tử của vợ/ chồng (nếu có)
- Bản sao hộ chiếu
- 2 tấm hình 2 inch x 2 inch hình màu nền trắng
- Phiếu lý lịch tư pháp số 2
- Giấy đồng ý cho con đi theo mẹ/ cha (nếu có con dưới 18 tuổi đi cùng mà cha mẹ đã ly hôn)

Ký vào đơn bảo trợ tài chánh có đồng nghĩa “mang nợ” vào thân không?
Câu trả lời là không!
Bảo trợ tài chánh di dân không giống như bảo đảm một món nợ và bất cứ loại nợ nào của người được bảo lãnh và không là trách nhiệm của người bảo lãnh. Những món nợ thẻ tín dụng, nợ cờ bạc và bất cứ món nợ nào hoặc những cam kết tài chánh mà người được bảo lãnh gây ra là trách nhiệm của chính người được bảo lãnh, chứ không của người bảo lãnh hay người bảo trợ.
Khi nào người bảo trợ tài chánh hết nghĩa vụ đối với người bảo lãnh?
Bảo trợ tài chính sẽ không còn giá trị khi:
- Người được bảo lãnh (Người thụ hưởng) đã ở Mỹ 10 năm. Hoặc
- Người thụ hưởng không nhập cảnh Mỹ (không nhận quy chế thường trú nhân). Hoặc
- Người thụ hưởng đã đủ hay có thể được công nhận đủ 40 quý (tín chỉ) làm việc đủ tiêu chuẩn ở Hoa Kỳ tương đương với 10 năm. Hoặc
- Người đứng tên trong I-864 qua đời. Hoặc
- Người thụ hưởng qua đời. Hoặc
- Người thụ hưởng từ bỏ quy chế thường trú nhân (từ bỏ thẻ xanh) hoặc người thụ hưởng có Quốc tịch Mỹ.
LIÊN HỆ
Công ty Immigration Citizenship – Di trú & Quốc tịch
Điện thoại: 0912 800 877
Website: ditruquoctich.com
Địa chỉ: Lầu 5, Tòa nhà Master, 155 Hai Bà Trưng, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
1 Comment