tai-sao-bao-lanh-anh-chi-em-phai-cho-qua-lau

Một công dân Mỹ có thể nộp Đơn Bảo Lãnh Thân Nhân Trực Hệ cho vợ/chồng, cho các con (độc thân, dưới 21 tuổi) hoặc cha mẹ, hoặc cho hôn thê/hôn phu; còn tất cả những đơn khác thuộc diện bảo lãnh Gia Đình Theo Thứ Tự Ưu Tiên đều có số lượng chiếu khán (visa) giới hạn và phải chờ đợi lâu hơn:

  1. Diện bảo lãnh Gia Đình Ưu Tiên Thứ Nhất (tức diện F1) dành cho con độc thân, trên 21 tuổi của các công dân Hoa Kỳ. Thời gian chờ đợi từ 6 đến 7 năm.
  2. Diện bảo lãnh Gia Đình Ưu Tiên Thứ Hai (tức diện F2A) dành cho vợ/chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của người có Thẻ Xanh Thường trú nhân. Thời gian chờ đợi hiện nay là từ 3 đến 5 năm.
  3. Diện bảo lãnh F2B dành cho con độc thân, trên 21 tuổi, của các Thường trú nhân. Thời gian chờ đợi khoảng 7 năm.
  4. Diện bảo lãnh Gia Đình Ưu Tiên Thứ Ba (tức diện F3) dành cho con đã lập gia đình của công dân Hoa Kỳ. Con dưới 21 tuổi vào thời điểm phỏng vấn của người được bảo lãnh có thể được di dân cùng cha mẹ đến Hoa Kỳ. Thời gian chờ đợi của diện này hiện nay khoảng 10 năm.
  5. Đơn bảo lãnh Gia Đình Ưu Tiên Thứ Tư (tức diện F4) được công dân Mỹ nộp để bảo lãnh cho các anh chị em. Diện này có thời gian chờ đợi lâu nhất, hiện nay khoảng 14 năm. Chính vì thế, sau một thời gian chờ đợi quá lâu, những đứa cháu của người bảo lãnh đã trên 21 tuổi vào thời điểm phỏng vấn cấp chiếu khán.

Đạo luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em (tức Child Status Protection Act, gọi tắt là CSPA):
Đây là đạo luật cho phép những thành viên đi theo quá 21 tuổi được trừ đi thời gian do hồ sơ bị chậm xử lý tại Sở Di Trú (USCIS), đặc biệt là những hồ sơ diện F3 và F4. Ví dụ, nếu người con 25 tuổi, hồ sơ của bạn xử lý ở Sở di trú mất 8 năm mới được chấp thuận, vậy tuổi CSPA của người này là: 25 – 8 = 17 tuổi. 

tai-sao-bao-lanh-anh-chi-em-phai-cho-qua-lau
Hiện nay, thời gian chờ đợi lên đến 13 năm cho diện bảo lãnh anh chị em F4

Vì sao thời gian chờ đợi của diện F4 lại lâu nhất trong các diện bảo lãnh gia đình?

1. Cầu nhiều hơn cung

Một trong những lý do chính khiến thời gian chờ đợi kéo dài đối với những người xin thị thực F4 là số lượng thị thực có hạn, trong khi số lượng hồ sơ nộp lại quá nhiều. Chính phủ Hoa Kỳ đặt ra giới hạn số lượng hàng năm đối với việc cấp thị thực bảo lãnh gia đình, bao gồm cả loại F4. Các diện bảo lãnh người thân khác (như đã nêu trên) có thể được ưu tiên hơn trong việc cấp visa so với diện F4, cùng với số lượng đăng ký visa diện F4 nhiều hơn số lượng visa có sẵn, dẫn đến việc kéo dài thời gian chờ đợi.

2. Ảnh hưởng của Ngày Ưu Tiên (Priority Date)

Tất cả các diện bảo lãnh phải được nộp và xét theo Ngày Ưu Tiên (Priority Date). Mỗi tháng, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ phát hành một bản Thông Tin Chiếu Khán để thông báo ngày đáo hạn cấp chiếu khán. Để có thể nộp đơn xin chiếu khán di dân (tại tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở ngoại quốc), hoặc xin chuyển diện cư trú (với Sở di trú USCIS nếu đang ở Hoa Kỳ), ngày ưu tiên của người được bảo lãnh phải trước ngày được thông báo trên bản thông tin chiếu khán liên quan đến diện bảo lãnh của họ. Thời gian chờ đợi sẽ phụ thuộc vào số lượng đăng ký trước bạn có cùng ngày ưu tiên hoặc ngày ưu tiên gần nhất. Vì vậy, nếu có nhiều hồ sơ đăng ký trước bạn, thì thời gian chờ đợi của bạn sẽ kéo dài. Và tất nhiên là Lãnh sự không thể cấp chiếu khán trước khi đơn bảo lãnh có ngày đáo hạn.

tai-sao-bao-lanh-anh-chi-em-phai-cho-qua-lau-2
Tất cả các diện bảo lãnh đều phải tuân thủ thời gian và trình tự xử lý theo Luật Di Trú

3. Các lý do khác

Ngoài hai lý do thường thấy nêu trên, các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến việc visa F4 bảo lãnh anh chị em bị kéo dài là sự thay đổi trong chính sách và quy định nhập cư của chính phủ Mỹ, hồ sơ chưa nộp đủ giấy tờ hoặc bằng chứng. 

Sự ảnh hưởng của quy định di trú và chính sách: Những thay đổi trong chính sách và quy định nhập cư từ chính phủ Mỹ cũng có thể ảnh hưởng đến thời gian xử lý thị thực. Những diễn biến chính trị.

Tôi có thể làm gì để rút ngắn thời gian chờ đợi?

Sẽ không có một dịch vụ nào cam kết có thể rút ngắn thời gian chờ đợi xét duyệt hồ sơ. Tất cả hồ sơ bảo lãnh đều phải tuân thủ các trình tự của Luật Di Trú.

Để tránh mất thời gian chờ đợi nhưng kết quả không như mong đợi, người bảo lãnh và đương đơn cần chú ý những điều sau:

  • Tìm hiểu và chuẩn bị kỹ những tài liệu cần thiết để mở hồ sơ bảo lãnh, tránh tình trạng bị yêu cầu bổ sung gây mất thời gian.
  • Theo dõi tình trạng của hồ sơ để cập nhật kịp thời và đáp ứng các yêu cầu từ phía chính phủ.

Hãy liên hệ với Công ty Di trú & Quốc tịch để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ chu đáo nhất.

LIÊN HỆ
Công ty Immigration Citizenship – Di trú & Quốc tịch
Điện thoại: 0912 800 877
Website: ditruquoctich.com
Địa chỉ: Lầu 5, Tòa nhà Master, 155 Hai Bà Trưng, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Leave A Comment

All fields marked with an asterisk (*) are required