icon-tel

Gọi ngay số

0912 800 877

Thời gian làm việc:

T2-T6: 8:30 - 17:30

CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ ĐỂ CHỨNG MINH MỐI QUAN HỆ VỢ CHỒNG?

Aug 15,2021
Để được cấp visa diện kết hôn, bạn phải chứng minh được hôn nhân của bạn phải “thật” và không có dấu hiệu vi phạm luật nhập cư.
Các cơ quan nhập cảnh sẽ nhìn vào “tổng quan các chứng cứ” để quyết định rằng hôn nhân của bạn có thuyết phục họ rằng đằng sau cuộc hôn nhân này là ý nguyện thực sự của đương đơn chứ không phải nhằm một mục đích nhập cư nào cả. Một số bằng chứng khá thuyết phục cho việc này chính là bạn có con chung và có sở hữu nhà đất chung với nhau.



Những yếu tố sau dễ dàng làm hồ sơ của bạn bị đánh dấu hồ sơ giả

  • Khoảng cách lớn về tuổi tác;
  • Người bảo lãnh và người được bảo lãnh không có khả năng nói ngôn ngữ của người còn lại;
  • Sự khác biệt lớn về văn hóa và nguồn gốc về dân tộc;
  • Bạn bè và người thân không biết gì về cuộc hôn nhân này;
  • Kết hôn được sắp đặt từ bên thứ ba;
  • Kết hôn diễn ra ngay khi 2 bên mới biết nhau hoặc ngay khi người bảo lãnh vừa rời khỏi Mỹ;
  • Sự khác biệt trong câu trả lời về những thông tin chung của hai vợ chồng;
  • Không có sự sống chung không đăng ký với người khác từ sau khi kết hôn;
  • Người được bảo lãnh là bạn của gia đình người bảo lãnh;
  • Người bảo lãnh đã có bảo lãnh những người khác theo diện vợ chồng trước đó;

Khi một trong những điều trên xuất hiện trong trường hợp của bạn, bạn cần phải đưa ra thêm nhiều bằng chứng để chứng minh cho cuộc hôn nhân của mình.

Bạn hãy cứ nộp càng nhiều giấy tờ có lợi cho việc chứng minh mối quan hệ của bạn từ ngày kết hôn đến hiện tại. Danh sách các loại giấy tờ dưới đây là một số ví dụ minh họa, bạn có thể nộp thêm các loại giấy tờ khác nếu nó giúp chứng minh được sự trung thực về hôn nhân của bạn.


1. Những bằng chứng phổ biến

  • Các giấy tờ viết tay từ người bảo lãnh liên quan đến cuộc hôn nhân;
  • Hình ảnh chứng minh mối quan hệ trong quá khứ của hai người;
  • Các loại giấy tờ đóng thuế, lệ phí khi bạn đăng ký kết hôn;
  • Giấy khai sinh con chung của hai người;
  • Các giấy tờ tín dụng ở nơi bạn muốn định cư;
  • Các giấy tờ chứng minh bạn có đi du lịch hoặc đi nước ngoài mà phần thông tin bạn điền có liên quan tới người chồng/vợ của bạn.

2. Nhà cửa chung 

Nếu bạn sở hữu nhà chung, hãy cung cấp các giấy tờ sau mà bạn có. Giấy tờ quan trọng nhất chính là giấy xác nhận quyền sở hữu chung đối với tài sản. Các giấy tờ có liên quan khác như hợp đồng mua bán, hợp đồng thế chấp. giấy khai thuế, hóa đơn sửa chữa nhà hoặc hóa đơn tiền điện, nước.

Nếu bạn thuê tài sản chung, giấy tờ quan trọng nhất chính là hợp đồng cho thuê. Các giấy tờ liên quan khác bao gồm biên lai tiền thuê nhà, hóa đơn sửa chữa, hóa đơn tiền điện, nước, ti vi, cáp quang…các giấy tờ liên lạc giữa bạn và chủ nhà.


3. Trách nhiệm chung đối với các khoản nợ tài chính

Các giấy tờ chứng minh bạn mua đồ chung (như xe, vật dụng trong nhà…) hoặc có khoản nợ chung, và các phần tiền chuyển qua chuyển lại giữa hai người. Ví dụ như:

Bằng chứng cho việc mua đồ chung (như hóa đơn, biên lai, hợp đồng lắp đặt, hợp đồng dịch vụ, thỏa thận về bảo hành…); thẻ tín dụng và lịch sử sử dụng thẻ tín dụng; các khoản vay ngân hàng; chuyển tiền, séc bằng ngân hang


4. Tài sản chung

Nếu bạn có (hoặc từng có) tài khoản tài chính chung, hãy cung cấp lịch sử giao dịch từ ngày mở tài khoản đến hiện tại. Nếu lịch sử quá dài bạn có thể chọn đại diện 10 báo cáo điển hình (ví dụ như tài khoản 10 năm thì bạn có thể cung cấp lịch sử giao dịch của tháng đầu tiên mỗi năm)

Tài khoản tài chính chung có thể là: sổ tiết kiệm, séc, tiền gửi ngân hàng, các quỹ tương hỗ, trái phiếu tiết kiệm, quỹ hưu trí…


5. Bảo hiểm

Nếu bạn có bảo hiểm chung hãy cung cấp các giấy tờ. Bao gồm hợp đồng bảo hiểm và báo cáo của tài khoản.

Các giấy tờ bảo hiểm gồm: bảo hiểm y tế, răng miệng, nhân thọ, xe…


6. Các giấy tờ liên quan đến đính hôn

Các giấy tờ này bao gồm:

  • Hóa đơn của lễ đính hôn (tốt nhất là hóa đơn có ghi rõ về sự kiện này);
  • Nhẫn đính hôn: biên lai có ghi tên người mua và vị hôn thê;
  • Thiệp mời đính hôn

7. Giấy tờ liên quan đến lễ kết hôn

  • Giấy tờ chi phí của buổi lễ kết hôn. (hòa đơn của nhà hàng tổ chức tiệc cưới, hoa, nhà thờ, sảnh cưới, thuê áo cưới, ban nhạc, quay phim, bánh cưới.);
  • Sổ ký tên chúc mừng lể kết hôn từ quan khách. Video lễ cưới;
  • Phần dịch lại lời trong lễ kết hôn;
  • Phần giới thiệu, phát biểu cảm nghĩ của bạn bè, người thân về lễ kết hôn;
  • Nhẫn cưới;
  • Danh sách khách mời;
  • Thiệp mời;

8. Du lịch chung

Các bằng chứng về việc bạn đi du lịch chung, và đặc biệt là các chuyến đi về quê của chồng/vợ bạn trước khi bạn về sống chung với nhau. Các giấy tờ gồm:

  • Vé máy bay, xe lửa, xe thuê;
  • Lịch đặt phòng khách sạn;
  • Hộ chiếu có ghi những quốc gia khác bạn đi du lịch chung

9. Các giấy tờ pháp lý

  • Di chúc, hợp đồng, các giấy tờ pháp lý có ghi tên hai người;
  • Các giấy tờ xin visa các nước có ghi tên của người còn lại;
  • Các thỏa thuận trước và sau hôn nhân;
  • Giấy tờ về thay đổi địa chỉ...

10. Lịch sử liên lạc

  • Thư hoặc các bưu thiếp gởi cho nhau;
  • Điện thoại hoặc tin nhắn điện thoại;
  • Email;
  • Các tin nhắn thông qua các phần mềm chat: Skype, viber, ...;
  • Tin nhắn trên mạng xã hội;
  • Lịch sử cuộc gọi có ghi người gọi, người nhận, thời gian;

Tình cảm là điều khó diễn đạt nhưng cũng dễ nắm bắt, có người yêu nhau bằng lời nói cũng có người chứng minh bằng hành động vì vậy đừng quá lo lắng nếu hồ sơ của bạn không quá nhiều chứng cứ, hãy cùng nhau ngồi lại cùng nhau tìm kiếm bằng chứng từ những điều đơn giản nhất.

Hoặc bạn có thể liên hệ ngay với Di Trú Quốc Tịch để chúng tôi cùng bạn làm điều này – hotline 0912 800 877

Điện thoại:  (848) 38 222 102
Website: ditruquoctich.com
Địa chỉ: Lầu 5 tòa nhà Master,
41 - 43 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3

 

Về đầu trang Logo Zalo